Ứng dụng BIM cho quản lý tài sản

Ứng dụng BIM cho quản lý tài sản sẽ được Cnectdots bật mí trong bài viết sau đây!

Mô hình BIM hiện nay khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, BIM (mô hình thông tin công trình) mang đến giải pháp hoàn hảo cho toàn bộ vòng đời của công trình thừ thiết kế, thi công, vận hành, quản lý,…

Xem thêm:

1. BIM là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng BIM

2. 5 bước thiết lập một dự án phối hợp BIM

Ứng dụng BIM cho quản lý tài sản

Không chỉ ứng dụng hữu ích trong xây dựng, BIM còn là công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý tài sản.

Vòng đời BIM dựa trên quy trình mô hình cộng tác để tạo lập, duy trì, sử dụng thông tin xây dựng để quản lý hiệu quả các hoạt động và bảo trì tòa nhà trong suốt vòng đời hoạt động của chúng.

Để thu thập và tạo ra dữ liệu trên một hoặc nhiều công trình, người dùng có thể sử dụng 2 phương pháp chính. Phương pháp đầu tiên là sử dụng dữ liệu BIM ở giai đoạn sau thi công xây dựng (trong các hệ thống cơ sở vật chất, tạo ra một hoạt động tương tác và hướng dẫn bảo trì giữa mô hình BIM và hệ thống quản lý tích hợp.

Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm AEC, được chọn để thiết kế và thi công các cơ sở vật chất mới, cải tạo hoặc đang được xây dựng.

Phương pháp thứ hai liên quan đến mô hình hóa các cơ sở hiện có, để tiếp cận toàn diện vòng đời BIM cho toàn bộ danh mục đầu tư.

Ứng dụng BIM cho quản lý tài sản

- Mô hình thiết kế (Design Model)

Mô hình thiết kế được phát triển bởi đội ngũ thiết kế với mức độ LOD cụ thể, mục đích của mô hình này là đưa ra ý tưởng thiết kế, đồng thời tạo các tài liệu, chi tiết được sử dụng trong quá trình thi công.

- Mô hình thi công (Construction Model)

Mô hình này bao gồm chi tiết ở mức độ cao được sử dụng trước và trong quá trình xây dựng, mô hình này nhằm tăng tính tin cậy, sự an toàn, loại bỏ xung đột và mô phỏng các kết quả thực tế trên công trường.

- Mô hình hoàn công (As-built Model)

Xem thêm: Các bước để áp dụng BIM thành công

Mô hình bao gồm cả dữ liệu trong quá trình xây dựng, chế tạo với các tiết hình học và được tổng hợp từ nhiều bộ môn (kiến trúc, kết cấu, cơ điện, cảnh quan,…) thành một mô hình duy nhất, chúng giúp chủ đầu tư, chủ thầu dễ dàng hơn trong công tác quản lý sau này.

- Mô hình quản lý tài sản (Facilities BIM)

Mô hình quản lý tài sản chứa các thông tin với mức độ chính xác cao, chúng phản ánh mô hình thiết kế và cập nhật mô hình hoàn công cho các không gian phòng, các tài sản được sử dụng cho vận hành và bảo trì.

 

Các tin bài khác