Quy trình lập kế hoạch và triển khai BIM

Quy trình lập kế hoạch và triển khai BIM bao gồm toàn bộ các nội dung cần thiết để ghi lại quá trình thực hiện BIM cho 1 dự án bao gồm việc xác định mục tiêu ứng dụng BIM, thiết kế, chuẩn bị thi công, thi công và sau thi công.

Xem thêm:

1. Công nghệ BIM ở Việt Nam và kinh nghiệm vận hành BIM từ Anh Quốc

2. Đơn vị thiết kế MEP uy tín giá tốt hàng đầu tại Việt Nam

Quy trình lập kế hoạch và triển khai BIM

1. Xác định mục tiêu và ứng dụng BIM

Có khá nhiều ứng dụng BIM được triển khai ở từng giai đoạn khác nhau của dự án. Vì thế, chủ đầu tư cần xác định mục tiêu, năng lực, lợi ích theo từng dự án để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình.

Cụ thể:

Ở giai đoạn đầu của dự án: Nghiên cứu tính khả thi trong thi công của bản thiết kế, định hình quá trình thi công để giảm bớt thời gian lãng phí không cần thiết khi thi công.

Ở giai đoạn chuẩn bị thi công: Cần cung cấp thông tin mô phỏng chính xác bản thiết kế với mô hình 3D.

Giai đoạn thiết kế:

+  Cần có sự phối hợp và mô phỏng các công việc của tất cả các bên liên quan đến dự án (kỹ sư, thiết kế, chủ thầu, chủ đầu tư, khách hàng,…)

+ Tăng độ chính xác, tính nhất quán của bản vẽ 2D ngay từ giai đoạn đầu  cũng như các giai đoạn sau của quá trình thiết kế.

+ Liên kết mô hình xây dựng với các công cụ phân tích năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tính bền vững

+ Xuất ra khối lượng cho dự toán chi phí

+ Kiểm tra thiết kế và bố trí không gian

Ở giai đoạn thi công:

+ Người dùng sử dụng các công cụ mô phỏng quá trình thi công để đưa ra các vấn đề có thể xảy ra, chúng giúp người dùng đồng bộ hóa thiết kế và kế hoạch thi công.

+ Trong giai đoạn này, BIM cũng giúp người dùng phát hiện va chạm  và cho phép phát hiện các lỗi, các thiếu sót trong bản vẽ thiết kế trước khi đưa ra công trường

+ Sự phối hợp giúp các bên phản ứng nhanh hơn với các vấn đề trong thiết kế và ngoài công trường

+ Tăng cường sự đồng bộ trong các quy trình từ thiết kế đến thi công thông qua các mô hình 3D tổng thể

+ Giảm lãng phí và triển khai tốt hơn các thiết bị thi công tinh giản, gọn nhẹ.

Giai đoạn sau thi công:

+ Mô hình BIM cung cấp thông tin cho hệ thống tòa nhà giúp hoạt động quản lý, vận hành tốt hơn.

+ Mô hình và không gian hoàn công là cơ sở dữ liệu ban đầu cho hoạt động bảo trì, vận hành tòa nhà, mô hình này cũng trang bị lại cơ sở vật chất trong tương lai.

2. Thiết kế, quy trình triển khai

Trong gia đoạn này, cần xác định rõ vai trò,  nhiệm vụ, chức năng, công việc của các bên tham gia hoặc các bên liên quan đến các hoạt động phối hợp trao đổi thông tin, để đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

- Bước trao đổi thông tin: Xác định các loại thông tin, mức độ chi tiết, các quy trình tạo thông tin, phê duyệt,  kiểm soát, trao đổi thông tin dự án. Các yêu cầu chia sẻ file sẽ thay đổi tùy thuộc vào các ứng dụng BIM của dự án. Theo đó, bản kế hoạch triển khai cần bao gồm một bản mô tả:

•        Hệ thống file nhóm sẽ sử dụng để trao đổi, sáp nhập và mô phỏng mô hình

•        Lập tiến độ hoặc tần suất cập nhật các mô hình, kiểm tra các va chạm

•        Quy trình tạo ra các bản vẽ từ các mô hình phối hợp

•        Các công cụ và quy trình được sử dụng cho kiểm tra các va chạm

- Xác định cơ sở hạ tầng để thực hiện: Người thực hiện cần xác định, đánh giá được các yếu tố cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai theo quy trình trên, đồng thời người dùng cũng cần chuẩn bị nguồn chi phí đầu tư ban đầu ở tất cả các bộ môn liên quan khác: con người, đào tạo, phần mềm...

Các tin bài khác