Mô hình BIM có thể được sử dụng cho việc gì?

Mô hình BIM có thể được sử dụng cho việc gì? BIM có thể được ứng dụng cho trực quan 3D, quản lý những thay đổi trong suốt vòng đời của dự án, mô phỏng tòa nhà, quản lý dữ liệu. 

Xem thêm:

1. Quy trình lập kế hoạch và triển khai BIM

2. Phân tích năng lượng công trình với BIM

BIM là phương pháp giúp người dùng tối ưu hóa thiết kế, quá trình thi công và vận hành của công trình xây dựng. Về cơ bản BIM được hình thành bởi một mô hình 3D trên máy tính, chúng có thể được nâng cấp bằng cách thêm thông tin như thời gian, chi phí sử dụng,…chính nhờ sự linh hoạt và cập nhật thông tin thường xuyên này mà mô hình BIM có thông tin rất phong phú, người dùng có thể được sử dụng trong suốt vòng đời dự án.

BIM phát triển mạnh từ những năm 1990 của thế kỉ trước, điển hình là ở một số quốc gia đã tích cực áp dụng BIM vào lĩnh vực xây dựng như Anh, Mỹ, Singapore, Anh, Phần Lan, Na Uy,… Với mô hình thông tin BIM, các đối tác tham gia dự án có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện.

Mô hình BIM có thể được sử dụng cho việc gì?

Trực quan 3D

Việc đầu tiên mà mô hình BIM ứng dụng đó là  đó là phác họa ra hình ảnh thực tế của tòa nhà trong tương lai. Mô hình BIM giúp các nhà thiết kế, kiến trúc sư so sánh được nhiều phương thức thiết kế, từ đó chọn ra được phương án hoàn hoàn hảo nhất.

BIM giúp quản lý thay đổi một cách hiệu quả

Chính bởi vì ưu điểm lưu trữ dữ liệu tại một nơi trung tâm trong mô hình BIM mà bất kỳ chỉnh sửa nào đối với thiết kế tòa nhà đều sẽ được tự động sao chép lại theo tầm nhìn từ sơ đồ tầng lầu, các lát cắt, hang máy. Điều này sẽ giúp người dùng tạo ra tài liệu nhanh hơn, đồng thời còn bảo đảm chất lượng dự án, công trình bằng cách kết hợp tự động của những tầm nhìn khác nhau.

Mô phỏng tòa nhà

Các mô hình BIM không chỉ bao gồm những dữ liệu kiến trúc, thông tin về các quy định kỹ thuật khác nhau mà chúng còn bao gồm các thông tin có thể được mô phỏng trước dễ dàng của công trình thực sự.

Quản lý dữ liệu

BIM giúp quản lý dữ liệu trong suốt vòng đời của dự án, ví dụ như thông tin lập đồ thị sàng lọc nhân công cần thiết, bố trí và bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến kết quả của tiến độ thi công dự án.

Bên cạnh đó, chi phí cũng là một phần của BIM, chúng cho phép chúng ta biết được ngân sách và chi phí ước lượng của một dự án có thể nằm ở bất kỳ điểm cho sẵn nào vào đúng thời điểm trong suốt sự án.

Tóm lại, khi dữ liệu đặt vào một mô hình BIM, người dùng có thể giảm chi phí quản lý, thi công của các tòa nhà, chi phí này chiếm nhiều hơn so với toàn bộ chi phí thi công.

Mô hình BIM ở Việt Nam

Không chỉ các nước phát triển sử dụng BIM mà hiện nay, ở Việt Nam, mô hình này cũng khá phổ biến. Là 1 nước đang phát triển, nhu cầu và số lượng dự án đang xây dựng ngày càng lớn nên Việt Nam đang dần ứng dụng BIM.  Một tín hiệu cho vui cho các doanh nghiệp là luật xây dựng mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đã đề cập đến việc ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM và quản lý xây dựng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có thể theo kịp trình độ BIM của các nước trên thế giới bằng cách đi đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, khả năng nhạy bén, tiếp cận và thích ứng của các kỹ sư không thua kém nước ngoài.

Các tin bài khác