Công nghệ BIM ứng dụng trong quản lý dự án xây dựng như thế nào?

Công nghệ BIM ứng dụng trong quản lý dự án xây dựng được rất nhiều chủ thầu sử dụng hiện nay, BIM giúp ích rất nhiều cho công tác thiết kế, thi công và quản lý xây dựng. 

Xem thêm:

1. BIM giúp giảm rủi ro trong xây dựng ra sao?

2. Mô hình BIM có thể được sử dụng cho việc gì?

Điểm đặc biệt của mô hình thông tin xây dựng BIM?

BIM hay B.I.M (tên tiếng anh: Building Information Modeling) được định nghĩa là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì của công trình.

Trong thi công xây dựng, các thông tin như thông số kỹ thuật, kích thước, tiến độ thi công, khả năng thi công, nhân lực vật tư rất quan trọng, trong khi đó, BIM có thể tích hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập, điều chỉnh và quản lý dễ dàng. Nhờ đó, các bên tham gia vào dự án có thể lựa chọn, thay đổi hoặ bổ sung những thuộc tính cho công trình. Khi cơ sở dữ liệu do một bên thay đổi sẽ được tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo tính thống nhất của dự án.

Công nghệ BIM ứng dụng trong quản lý dự án xây dựng như thế nào?

+ BIM cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng thể, rõ ràng nhất về công trình, từ đó giúp các bên liên quan đến dự án có thể đưa ra các quyết định phù hợp, giảm thiểu tối đa rủi ro, tăng hiệu quả công việc, đồng thời hạn chế việc thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng.

+  Các nội dung trong mô hình BIM chứa đựng thông tin tham số nên có thể thay đổi theo ý người dùng. Khi một trong các bên có nhu cầu cần sửa lại thiết kế, mô hình, các đối tượng liên quan như khối lượng, bản vẽ sẽ được cập nhật lại. Đặc điểm này rất hiệu quả với các thiết kế phải sửa đổi nhiều trong quá trình phê duyệt và thi công thực tế.

+ Công nghệ BIM cho phép các bên tham gia được tiếp xúc sớm với dự án, đồng thời, với công nghệ này, người dùng có thể dễ dàng nhận ra những điểm thiết kế không phù hợp, không đồng bộ của từng bộ môn thiết kế, từ đó có thể điều chính thiết kế lại cho chính xác, giảm thiểu khả năng xung đột, mất hài hòa trong quá trình triển khai dự án.

+ BIM mang đến nhiều lợi ích kinh tế đến cho tất cả các bên liên quan khi triển khai dự án. Điển hình như: đội ngũ thiết kế sẽ giảm được chi phí thiết kế, sản xuất. Nhà thầu có thể phối hợp tốt và hiệu quả hơn với các đơn vị liên quan, chi phí lập dự toán,  quản lý mua sắm cũng được tiết kiệm một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn có thể tính toán chắc chắn kết quả đầu ra liên quan đến chi phí dự án, thời gian và vận hành bảo trì.

Cụ thể, chủ đầu tư sẽ giảm thiểu đối đa chi phí quản lý, giám sát, tối ưu hóa thiết kế, tiết kiệm thời gian thi công, giảm thiểu chi phí phát sinh. Sở dĩ chủ thầu, chủ đầu tư có thể giảm thiểu được các chi phí không cần thiết bởi BIM cho phép người dùng thiết kế chính xác và lường trước được các khó khăn xảy ra trong quá trình thi công mà không tốn thời gian dừng lại để xử lý.

 Với công nghệ quản lý BIM, công việc Design & Build trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

 

Các tin bài khác