Các bước thiết kế hệ thống báo cháy kỹ sư thiết kế M&E không thể không biết

Thiết kế hệ thống báo cháy bao gồm 3 bước: lựa chọn loại báo cháy, xác định loại đầu báo, bố trí thiết bị, đi dây và chọn tủ báo cháy trung tâm. 

 

--->>>Xem thêm: Hướng dẫn tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

 

Các bước thiết kế hệ thống báo cháy kỹ sư thiết kế M&E không thể không biết

 

Bước 1: Lựa chọn loại báo cháy là bước đầu tiên trong thiết kế hệ thống báo cháy
 

Trong bước lựa chọn loại báo cháy, kỹ sư thiết kế có thể lựa chọn theo zone hoặc theo địa chỉ.
 

Báo cháy theo zone: quản lý vùng cháy theo khu vực tín hiệu báo cháy cho 1 zone. Chúng Không quy định cụ thể đầu báo cháy nào tác động. Thường loại báo cháy này áp dụng trong các phân khu sản xuất trong nhà máy, các khu vực công cộng có diện tích lớn, không phải các phòng chức năng.
 

Loại thứ 2 là báo cháy theo địa chỉ: Quản lý vùng cháy theo điểm, vùng báo cháy được xác định cụ thể. Loại này thường áp dụng chủ yếu ở các khu văn phòng, khu chung cư, khu sản xuất có nhiều phòng chức năng nhỏ.
 

Hệ thống báo cháy địa chỉ là hệ thống báo cháy hiện đại, về bản chất đây là một hệ thông điều khiển mạng. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ thường không phức tạp và bao gồm 4 bước cơ bản sau:
 

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ, lên phương án lắp đặt hệ thống
 

Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ cần kiểm tra các yêu cầu lắp đặt, các phương án báo cháy của chủ đầu tư.

 


Sơ đồ hệ thống báo cháy

 

Kiểm tra và tính toán lại số lượng thiết bị cần thiết khớp với bản vẽ và số lượng từng Loop.
 

Tính toán dung lượng ác quy (thời gian hoạt động sau khi mât điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy).
 

Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị (chuông đèn còi…) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dung bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy
 

Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất (Mạch vòng và mạch nhánh)
 

Bước 2 là tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ
 

Bước 3 : Lập trình cho hệ thống báo cháy
 

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống báo cháy

 

Bước 2: Xác định loại đầu báo
 

Đầu báo cháy thường được chia làm 3 loại là đầu báo khói, đầu báo nhiệt và đầu báo tia lửa. Tùy vào từng dự án, khu vực mà kỹ sư lựa chọn các loại đầu báo thích hợp với khu vực đó.

Đầu báo cháy là các thiết bị nhạy cảm với các sự cố cháy như: phát sinh khói, gia tăng nhiệt độ, phát sáng của tia lửa. Chúng có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền thông tin đó về tủ điều khiển trung tâm.

 

Đầu báo cháy thường

 

Là loại đầu báo cháy đơn giản chỉ có chức năng phát hiện đám cháy, không có  khả năng xác định các thông số như: độ bẩn của cảm biến, vị trí  …Vì thế các đầu báo thường được sử dụng lắp theo dạng kênh, khi có 1 đầu báo báo cháy  sẽ  cho biết kênh nào đó bị cháy chứ không xác định chính xác vị trí có cháy.

 

Đầu báo khói: Sử dụng cảm biến phân tích, xác định khói trong thành phần không khí để đưa ra cảnh báo cháy.


Đầu báo khói

Trong đầu báo cháy cảm biến khói, dựa vào những tính chất vật lý của khói do đám cháy gây ra người ta chế tạo hai loại đầu báo cơ bản phát hiện khói: Đầu báo khói Ion (Ionization Smoke Detector) và đầu báo khói quang (Photoelectric Smoke Detector).
 

a. Đầu báo khói Ion
 

 

Đầu báo khói Ion được chế tạo dựa trên hiệu ứng dẫn điện của không khí khi bị ion hóa, sử dụng một buồng Ion để phát hiện khói. Buồng lon này được chia làm 2 ngăn, 1 ngăn đóng kín để sao cho khói khó lọt vào và được gọi là ngăn mẫu, 1 ngăn còn lại được để tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài gọi là ngăn phân tích.

 

b. Đầu báo khói quang học


 
Đầu báo khói quang học là đầu báo cháy được chế tạo theo nguyên lý khuyếch tán và hấp thụ ánh sáng bởi các phân tử khói khi anh sáng truyền trong không khí. Khói được tạo ra bởi đám cháy sẽ ảnh hưởng tới dòng hạt ánh sáng chuyển động qua không khí bình thường. Khói có thể ngăn hoặc làm che khuất các ánh sáng. Chúng cũng là nguyên nhân khiến tia sáng bị khúc xạ và bị lệch đường truyền. Đầu báo khói quang học đã được thiết kế dựa trên các nguyên lý về ánh sáng và ảnh hưởng của khói tới chúng.

 

2. Đầu báo cháy nhiệt

 

Đầu báo nhiệt là những đầu báo cháy được thiết kế dựa trên nguyên lý sự gia tăng nhiệt độ môi trường nơi có đám cháy xảy ra. Khi có đám cháy nhiệt lượng sẽ tỏa ra và chúng được phân tán tới các vùng không gian xung quanh qua truyền nhiệt hoặc đối lưu không khí.

Đầu báo nhiệt sử dụng cảm biến về sự gia tăng nhiệt độ để phát hiện có cháy, thường được chế tạo theo 3nhóm A,B,C. Nhóm A có nhiệt độ cố định từ 60o C đến 75 oC. Nhóm B có nhiệt độ cố định từ 80o đến 95 oC .Nhóm C có nhiệt độ từ 120 oC đến135oC.

Thông thường sẽ có 2 kiểu đầu báo cháy nhiệt đó là đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

 

a. Đầu báo nhiệt cố định

 

Là loại đơn giản nhất, cấu tạo gồm một cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ không khí xung quanh môi trường. Ngưỡng nhiệt độ tùy thuộc vào yêu cầu mà sản xuất đưa ra các ngưỡng: 57, 70, 100 độ C.
Đầu báo nhiệt cố định chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường đạt tới một giới hạn không tính tốc độ gia tăng nhiệt.

 

b. Đầu báo nhiệt gia tăng
 

Đầu báo nhiệt gia tăng là loại đầu báo cháy sẽ hoạt động và giữ tín hiệu về trung tâm. Cảm biến nhiệt độ đo sự thay đổi nhiệt độ không khí môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ gia tăng từ 5 – 7 độ C trên phút đầu báo sẽ phát tín hiệu alarm.
 

Đầu báo nhiệt gia tăng chỉ làm việc Khi tốc độ gia tăng nhiệt đạt đến mức giới hạn, không tính đến mức nhiệt độ của môi trường.

 

 Đầu báo tia lửa: Sử dụng cảm biến phát hồng ngoại của ngọn lửa để phát hiện đám cháy.
 

Áp dụng tiêu chuẩn: TC 5738-2001 (Quy định rất rõ về hệ thống báo cháy tự động)


 
Bước 3: Bố trí thiết bị, đi dây và chọn tủ báo cháy trung tâm
 

Khi đã cập nhật được các thông tin này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề trong quá trình thiết kế.

 

Lắp đặt hệ thống báo cháy


Cnectdots là đơn vị có hơn 6 năm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống báo cháy chuyên nghiệp cho công trình. Cnectdots có đội ngũ kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệp, nhiệt huyết mang đến các giải pháp tối ưu nhất cho chủ đầu tư.
 

Cnectdots cam kết chất lượng, giá tốt nhất thị trường với giá chỉ từ 1 triệu đồng/1 bộ hồ sơ thiết kế.
 

Liên hệ ngay với đơn vị Cnectdots thiết kế MEP chuyên nghiệp.

Địa chỉ văn phòng: 98 – 126 Nguyễn Tri Phương, Phường 7, quận 5, Tp.HCM 

Hoặc qua địa chỉ webside: http://cnectdots.com/

Số điện thoại di động: 0905.494.185

Địa chỉ emai: nhattq@cnectdots.com

 

Các tin bài khác